Văn hóa thờ cúng nơi văn phòng làm việc, công sở

Văn hóa thờ cúng nơi văn phòng làm việc, công sở, địa điểm kinh doanh đã ăn sâu vào trong cuộc sống, là một tập quán, tín ngưỡng của người Việt mong muốn việc làm ăn được suôn sẻ, may mắn.

Việc thờ cúng, thắp hương ở các cơ quan hiên nay không phải là chuyện hiếm gặp. Không ít cơ quan tư nhân hay nhà nước, dù nhỏ bé, chật chội nhưng đều cố gắng sắp xếp một phòng hoặc không gian trang trọng để đặt bàn thờ, thắp hương. Thậm chí, trong cơ quan, mỗi phòng, ban lại có bàn thờ riêng. Một số nơi, bát hương thờ còn được đặt trên nóc tủ tài liệu hoặc trên giá sách.

Văn hóa thờ cúng nơi văn phòng làm việc, công sở
Văn hóa thờ cúng nơi văn phòng làm việc, công sở

Ngày rằm, mùng một nào cũng đều có người mua hoa quả, bánh trái, tiền giấy để thắp hương. Hay trong một số ngày lễ, ngày kỉ niệm quan trọng nhiều nơi còn mời thầy cúng, lập cỗ bàn linih đình, đốt vàng mã với suy nghĩ lễ vật càng lớn thì càng chứng tỏ lòng thành, làm ăn càng xuôi chèo mát mái.

Theo Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, được ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, quy định “Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc”. Như vậy, việc lập bàn thờ, thắp hương ở công sở là không phù hợp, không đúng quy định. Đó là chưa kể, việc làm này có nguy cơ cháy nổ rất cao bởi văn phòng là nơi chứa đựng rất nhiều giấy tờ, bàn ghế văn phòng, tủ kệ văn phòng bằng gỗ gây nguy cơ mất an toàn

Thiết nghĩ, yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, thành công của mỗi cơ quan cũng như mỗi cá nhân là ở năng lực, sự đoàn kết, tâm huyết, làm việc hiệu quả… Còn nếu năng lực kém, làm sai, mất đoàn kết… thì có cầu cúng thế nào cũng không có kết quả. Văn hóa thờ cúng nơi văn phòng có thể được hạn chế bớt bởi các cá nhân tự nhận thức, hoặc nếu vẫn muốn thờ cúng nên chăng sử dụng tới đèn điện tử, nhang điện tử để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.